(Giá trên đã bao gồm 10% thuế)
Tên tiếng Việt: Tinh dầu gừng.
Tên tiếng Anh: Ginger Essential Oil.
Tên Khoa Học: Zingiber officinale.
Họ thực vật: họ Gừng – Zingiberaceae.
Bộ phận chiết xuất: củ.
Phương pháp chiết xuất: Chưng cất lôi cuốn hơi nước.
Thành phần hóa học chính: α-zingiberene, β–sesquiphellandrene.
Mùi thơm: mùi thơm cay, ấm đặc trưng của gừng.
Độ lưu hương: mùi hương nhẹ nhàng – độ lưu hương tốt.
Màu sắc: vàng.
Gừng là một loại cây thảo mộc lâu năm, thân thảo, mọc phổ biến tại các nước khu vực Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, các nước tây phi và vùng Caribe và được xuất khẩu sang châu Âu và nhiều nước trên thế giới. Gừng là loại gia vị phổ biến trong bếp, có tinh nóng và hương vị đặc trưng và hỗ trợ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh
Ngày nay Ấn Độ là nước sản xuất Tinh dầu Gừng – Ginger Essential Oil lớn nhất thế giới, được chiết xuất từ củ gừng tươi bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Nó có dạng lỏng, màu vàng nhạt, mùi thơm cay nồng, đặc trưng của củ gừng.
Công dụng của Tinh dầu Gừng:
. Tăng cường sức khỏe tim mạch: Tinh dầu Gừng chứa một số thành phầm có tác dụng ngăn ngừa máu đông, chuyển hóa thành Lipid và làm giảm đi nồng độ cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và hỗ trợ điều trị một số bệnh tim mạch.
. Chống Oxy hóa mạnh mẽ: Hàm lượng chất gingerol và zerumbone có tác dụng chống oxy hóa trong gừng rất cao. Chúng giúp ngăn ngừa, hạn chế những tác động của oxy hóa, giảm tôn thương tế bào, ngăn ngừa bệnh tim, ung thư, mất trí nhớ,… hiệu quả. Cũng được nhắc đến như một phương pháp từ tự nhiên hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị ung thư tuyến tụy, phổi, thận, da.
. Giảm viêm nhiễm: Một thành phần trong Tinh dầu Gừng được gọi là Zingibain, có tác dụng chống viêm. thành phần quan trọng này làm giảm đau, chữa đau nhức cơ, viêm khớp, đau nửa đầu và có tác dụng như phương thuốc để điều trị đau đầu hiệu quả, đồng thời làm giảm đi lượng prostaglandin (hợp chất liên quan đến cảm nhận đau và viêm).
. Làm giảm lo âu: Tinh dầu Gừng có thể làm giảm cảm giác căng thẳng, mệt mỏi. Dùng để hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm rất hiệu quả. Ngoài ra, tính chất làm ấm của dầu gừng có tác dụng như trợ giúp cho giấc ngủ, kích thích sự dũng cảm và can đảm. Dùng tinh dầu gừng massage ở chân có thể chữa được bệnh mất ngủ lâu năm.
. Điều trị bệnh hô hấp: Củ gừng tươi hay Tinh dầu Gừng đều có tác dụng trong việc loại bỏ chất nhầy ở cổ họng và phổi. Nên xông hơi với Tinh dầu Gừng sẽ giúp long đờm rất tốt, điều trị hiệu quả những vấn đề về đường hô hấp như cảm lạnh, ho, cảm cúm, hen suyễn, viêm phế quản và khó thở.
Gợi ý một số cách dùng tinh dầu gừng:
Khuếch tán: nhỏ 3-5 giọt tinh dầu gừng vào máy khuếch tán và lan toả mùi hương tạo không gian ấm áp dễ chịu. Mùi hương nhẹ nhàng dễ chịu của gừng có thể cân bằng năng lượng từ bên trong và tăng cảm xúc tích cực.
Khuếch tán mix mùi: thêm vào máy khuếch tán của bạn 3 giọt tinh dầu gừng, 2 giọt tinh dầu cam
Giảm buồn nôn, chống say xe bằng cách nhỏ 1 giọt gừng vào lòng bàn tay và hít sâu.
Giảm đầy bụng và khó tiêu: pha 1 giọt gừng với 4 giọt dầu dừa, xoa nhẹ nhàng ở vùng bụng.
Tắm: thêm 1 giọt tinh dầu gừng vào nước ấm để tắm và trải nghiệm thư giãn xua tan mệt mỏi sau một ngày làm việc.
Massage: pha 10 giọt gừng với 15 ml dầu dừa hoặc bất cứ loại dầu nền chất lượng nào bạn có, dùng xoa bóp ở khu vực mong muốn. Bản chất ấm nóng của gừng rất hữu ích khi dùng massage thư giãn, giảm đau nhức cơ khớp. Ngoài ra, dùng xoa bóp ở vùng ngực hỗ trợ giảm ho, xoa bóp lòng bàn chân và bụng để làm ấm cơ thể.
Ngâm chân: nhỏ 2-3 giọt gừng vào chậu nước ấm, ngâm chân 15 phút sau đó massage nhẹ nhàng giúp xua tan mệt mỏi, đôi chân hồng hào và khỏe mạnh.
Cách xông hương phòng với tinh dầu:
Cách xông hơi mặt với tinh dầu:
. Bước 1: Cho nước sôi vào một bát sứ/ thủy tinh lớn
. Bước 2: Cho 3 - 4 giọt tinh dầu vào nước sôi
. Bước 3: Dùng khăn cotton lớn trùm kín đầu và bát nước để bắt đầu xông
Lưu ý: Khoảng cách giữa mặt và bát nước là 20 - 30 cm, xông từ 5 đến 10 phút.
Bảo quản tinh dầu sau khi sử dụng:
Việc bảo quản và lưu trữ tinh dầu đúng cách là vô cùng cần thiết vì tinh dầu rất dễ bay hơi hay giảm tác dụng nếu tiếp xúc với không khí, ánh sáng mặt trời…
. Nhiệt độ: nhiệt độ là tác nhân khiến tinh dầu bị bay hơi nhanh do đó bảo quản tinh dầu ở nhiệt độ từ 2 - 5 độ C là tốt nhất. Tuy nhiên vẫn có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi mát mẻ, không được quá nóng, ẩm ướt và trực tiếp ánh nắng mặt trời.
. Không khí: trong thành phần tinh dầu có rất nhiều hợp chất sẽ phản ứng hóa học với O2 có trong không khí, làm tinh dầu bị oxy hóa. Không khí không làm bay hơi tinh dầu nhưng sẽ làm biến đổi các thành phần bên trong dẫn đến mất công dụng trị liệu như ban đầu. Sau khi dùng nên vặn chặt nắp tinh dầu để hạn chế sự tiếp xúc với không khí.
. Ánh nắng mặt trời: không để tinh dầu ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vì 2 nguyên nhân: một sẽ làm nhiệt độ tăng lên khiến tinh dầu bay hơi nhanh hơn, hai là tia UV trong ánh nắng sẽ làm tăng hoặc giảm đi các hợp chất có bên trong, gây biến chất, chất lượng tinh dầu không được đảm bảo.
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu:
. Tất cả các tinh dầu nguyên chất không thoa trực tiếp trên da, phải pha loãng tinh dầu với nước hay các loại dầu dẫn khác.
. Không bôi trực tiếp tinh dầu lên vết thương hở.
. Không để tinh dầu rơi vào mắt.
. Không dùng tinh dầu để uống.
. Với trẻ em dưới 6 tuổi và phụ nữ mang thai sử dụng tinh dầu phải có sự chỉ định của bác sĩ.